Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Khái niệm leader là gì?

Khái niệm về Leader là gì? Leadership là gì? Người dẫn đầu ư? Không đúng! Chúng ta không nên tư duy theo kiểu nội từ như vậy. Có 1 câu chuyện.

Chuyện kể: "Có ông nọ cho thằng con đi học. Thằng bé đến nhà thầy đồ học chữ. Thầy dạy cho, chữ nhất là một nét, chữ nhị là hai nét, chữ tam là ba nét. Thằng bé về nhà tập viết. Ông bố thấy con tập viết vui lắm liền hỏi học chữ có khó không. Thằng con liền bảo:

-Dễ ợt bố ạ! Nhất là một gạch ngang, nhị thì hai gạch ngang, tam thì ba gạch, cứ thế mà viết.

Ông bố gật gù cho là phải. Liền bảo thằng con viết chữ vạn cho ông xem.
Một lúc sau, ông đi vào thấy thằng bé hì hục trên đống giấy tờ liền hỏi nó đang làm gì. Thằng con trả lời:

- Con gạch bao nhiêu giấy rồi mà vẫn không đủ một vạn gạch."

Đây là kiểu bố trí Teamwork của đại đa số người Việt chúng ta. Leader là đầu tàu, có thể lôi theo một quân đoàn hùng hậu. Có khi họ chả làm được gì những vẫn có trong quân số.


Còn như hình dưới đây là kiểu bố trí Teamwork có khoa học. Quân số ít nhưng tinh nhuệ. Leader là trung tâm, không phải người đi trước.

Ở kiểu thứ nhất, nếu leader dừng bước có nghĩa là cả đoàn người dừng bước. Do quân số quá đông, lực lượng không đều và phức tạp, việc quản lí là khó khăn.

Ở kiểu thứ hai, leader là trung tâm, mọi thành viên đều ngang bằng về vị trí và trách nhiệm. Quân số tinh giản dễ dàng quản lí và trao đổi.

Về cơ bản dễ dàng nhận ra cách bố trí nào hợp lí hơn. Và câu hỏi đặt ra là: Cái gì là mấu chốt tạo ra điều đó?

Leader, là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, và quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên. Một mệnh lệnh chỉ có giá trị dưới một thể chế. Rõ ràng cái lệnh hàng năm cống đồ sang Trung Quốc không thể áp dụng tại thời điểm này. Đơn giản là họ đã xóa bỏ cái thể chế đề ra nó. Vậy, mệnh lệnh không phải là vũ khí của leader.

Thực tế người lãnh đạo luôn ít hơn, ít hơn rất nhiều so với những người thực hiện.Vì không phải ai cũng làm được công việc đó. Nó là cả một nghệ thuật mà nhiều khi đã hiểu rõ về nó người ta vẫn thất bại.

Phân tích tâm lí

Vấn đề nảy sinh khi người ta không biết bắt đầu công việc từ đâu, kết thúc như thế nào, và hơn cả là làm gì. Họ cần một cái neo tinh thần để khẳng định những việc mình đang làm là đúng, hay để nhìn rõ phương hướng mình cần đi theo.

Leader đáp ứng nhu cầu đó cho họ. Anh/chị ta sẽ là người vạch ra con đường trên bản đồ tư duy cho mọi người, sẽ vẽ trong thinh không cái đích đến cho mọi người. Duy trì con đường đó đi theo đúng định hướng ban đầu và là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề.

Phân tích hình minh họa

Nhìn vào ảnh 2 ta thấy, leader là trung tâm thay vì là mũi nhọn. Nếu giả định họ đang ở trong một môi trường gồm nhiều thông tin. Các thông tin này sẽ tiếp cận đến các "điểm cầu" thành viên. Nó được xử lí và truyền đến trung tâm là leader.

Ta sẽ thấy rằng, mọi thông tin sau khi được xử lí bởi thành viên sẽ dừng lại ở leader và không đi đâu khác. Các công việc teamwork, đặc biệt là nghệ thuật thì luôn có tình trạng không biết đâu là điểm dừng. Leader là người dừng mọi việc lại ở ngưỡng cần thiết, để kết thúc một công việc. Đó là ưu điểm mà mô hình thứ nhất không có. Thông tin đi từ cuối hàng lên đến leader sẽ không đảm bảo và thời gian cũng như chất lượng hoàn toàn không đảm bảo.

Thế leader là gì? Họ là những người dẫn dắt lối chơi, của một dàn nhạc, một đội bóng. Họ là người không dùng đến nắm đấm nhưng khiến người khác tuân lệnh. Vậy thực ra những người như Steve Jobs, Eric Cantona, Zinedin Zidane... đã làm những gì để dẫn dắt tập thể đến thành công? Cái gì khiến họ trở thành những leader?

Tiếp tục với một câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho nó. Họ, rõ ràng không đơn thuần hò hét, quát nạt hay sẵn sàng đuổi việc bất cứ ai trái ý. Cái tạo cho họ sự khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Mệnh lệnh chỉ tồn tại dưới một thể chế. Thay vì hò hét như đám "nhân sĩ" ngày nay về lật đổ chính quyền, đâu tranh nghị trường, post bài chửi bới, Bác Hồ chỉ nói "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...". Nếu một đất nước thối nát, chính những người dân phải biết nó thối nát như thế nào. Vậy cũng chẳng cần những kẻ rỗi hơi ngồi bắc cái mõ làng mà rêu rao. Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu con người, trải suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Cái mà ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu... đã không làm được. Đó là giá trị của một leader.
nguồn: sinhvientmu.com

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Khái niệm vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định (TSCĐ) còn phải có các tài sản lưu động (TSLĐ) tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của TSLĐ khác nhau. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất TSLĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.

- TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ...

- Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ ( hàng tồn kho ), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.


Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.

Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.

Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.

Thành phần vốn lưu động

Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại sau:

* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành các loại:

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.

+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.

- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.

+ Sản phẩm dở dang

+ Thành phẩm

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:

+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính + Vốn phụ tùng thay thế

+ Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu

+ Vốn vật liệu phụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:

+ Vốn sản phẩm dở dang

+ Vốn về chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông

+ Vốn thành phẩm

+ Vốn bằng tiền

+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác

+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng

* Theo nguồn hình thành

- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra

- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết

- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu

- Nguồn vốn đi vay

Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.

Vai trò của vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
nguồn: voer.edu.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) là gì?


Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là kết quả chính thức của một quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại. Một FTA thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau.

Trả lời: Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Tuy nhiên theo cách hiểu chung nhất, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường…


Nội dung chính của FTA gồm những gì?

Trả lời: Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau:

- Thứ nhất là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

- Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại.

- Thứ ba là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm.

- Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ.

Các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường…

Có những loại hình FTA nào?

Trả lời: Hiện nay có một số loại FTA mà Việt Nam tham gia như sau:

- FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ AFTA.

- FTA song phương: được ký giữa 2 nước. Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê..;

- FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ như TPP...;

- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: ví dụ các FTA được ký giữa một bên là tổ chức ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... Hay FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU.

Các lý do chính hình thành các FTA?

Trả lời: Có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA:

Thứ nhất là vòng đàm phán Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao… nên họ muốn ký với nhau FTA để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại.

Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các FTA.

Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA?

Trả lời: Tính đến cuối tháng 10 năm 2015, tình hình tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam cụ thể như sau:

- Đã ký kết 10 FTA: bao gồm:

+ 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN và các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Niu Dilân)

+ 4 FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập (gồm FTA với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu)

- Vừa hoàn tất đàm phán 2 FTA (gồm FTA với Liên minh Châu Âu và Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP).

- Đang tiếp tục đàm phán 3 FTA, gồm: FTA ASEAN– Hồng Công (Trung Quốc), FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
nguồn: trungtamwto.vn

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Binomo là gì?

Thực chất Binomo là nhà môi giới đầu tư theo hình thức là đầu tư tài chính dưới dạng quyền chọn nhị phân (Binary Option), là dạng dự đoán chiều hướng giá trị tài sản sẽ tăng hay giảm để thu lợi nhuận trong khoảng thời gian cược nhất định.

Nguyên lý hoạt động cũng tương tự giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nó đòi hỏi không chỉ kiến thức mà còn là kỹ năng giao dịch từ nhà đầu tư (NĐT), tính toán thời điểm “vàng“.

Vào vai NĐT tài chính với số vốn ban đầu trong tài khoản Demo là 1000 Euro, sau một thời gian trải nghiệm, tìm hiểu chức năng, chiến lược, nguyên lý và cách thức giao dịch, người viết nhận thấy về hình thức thì khá đơn giản nhưng ẩn sâu trong đó là “bẫy tài chính”.


Thực tế rất khó để có thể hiểu được rõ nguyên lý lên – xuống giá trị tài sản trên thị trường giao dịch tài chính này. Khi ai đó đặt câu hỏi về điều bất thường này sẽ nhận được câu trả lời là phải có kiến thức về nền kinh tế thế giới hoặc im lặng. Liệu có phải sự lên - xuống của tài sản dựa vào chương trình đã được lập trình sẵn?

Tìm hiểu trên website của Binomo, sàn giao dịch này có xây dựng trình đầu tư tự động được lập trình sẵn chiến lược và thời điểm đầu tư “vàng” giúp NĐT nhàn hạ hơn mà vẫn kiếm được tiền, còn nếu tự đầu tư và bỏ qua dịch vụ tư vấn thì phải là người theo dõi thị trường trong một thời gian dài và có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và tài chính để dự đoán nguyên lý lên – xuống giá trị tài sản trên sàn giao dịch.


Chiến lược?

Qua tiếp xúc với nhiều NĐT nhận thấy luôn thường trực sự mông lung đối với các quyết định tài chính. Điều này có lẽ xuất phát từ việc không rõ nguyên lý lên – xuống của giá trị tài sản biểu thị thông qua đường trung bình cộng trên biểu đồ. Nhiều người từ qua tìm hiểu chiến lược được công bố trên website và quá trình chơi trên tài khoản Demo đã rút ra “chiến lược”.

“Trong lần cược đầu tiên chỉ đặt 1 USD, nếu thua đặt 2 USD, thua tiếp đặt 4 USD thua tiếp nhân đôi lên nữa, còn nếu ăn thì quay lại đặt 1 USD rồi tiếp tục. Thua tới 20 USD thì nghỉ mai giao dịch tiếp”, người chơi ở Quy Nhơn chia sẻ.

Cách chơi này có lẽ xuất phát định hướng chiến lược 1- (1+1) của Binomo và lợi nhuận lên tới 86% (tùy thị trường tài chính) trong khi trích lại cho Binomo chỉ từ 15 – 25%. Giả sử nếu thắng 100 USD thì sẽ nhận được 75 USD và trích cho Binomo 25 USD.

Việc đầu tư dưới dạng quyền lựa chọn nhị phân nhìn thì đơn giản nhưng để thắng được đòi hỏi NĐT phải bỏ công sức “ngồi rình” cả ngày để bắt được điểm “rơi tiền”.

Nếu trong sổ xố có cách tính kết quả bằng việc nằm mơ, bắt gặp một số ngẫu nhiên khi bước chân ra đường, cộng trừ dãy số theo quy luật tăng – giảm dựa vào kết quả của hôm trước thì cách tính toán chiến lược trên sàn Binomo cũng tương tự, đều cho thấy sự thiếu căn cứ và tính rủi ro cực cao. Đó còn chưa tính đến lực lượng “chim mồi” chuyên sử dụng tài khoản facebook ảo để bình luận, tuyên truyền về Binomo.
nguồn: báo mới

Bản chất của FDI là gì?

Sự phát triển của đầu tư trực tíêp nước ngoài được quy đinh hoàn toàn bởi quy luật kinh tế khách quan với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định . Sự thay đổi thái độ từ ban đầu là “chống lại” qua “chấp nhận” đến “hoan nghênh” , đầu tư trực tíêp nước ngoài có thể xem là yếu tố tác động làm tạo ra những bước thay đổi nhận thức theo hướng ngày càng đúng hơn và chủ động hơn của con người đối với quy luật kinh tế khách quan về sự phát triển sức sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội đang mở ra một cach thực tế trên quy mô quốc tế.Xu hướng này có ý nghĩa quyết định trong viêc chi phối các biểu hịên khác nhau cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ yếu:Dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ vào các nước đang phát triển; dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phat triển.Sự lưu chuyển của các dòng vốn diễn ra dưới nhiều hinh thức như : Tài trợ phát triển chính thức (gồm viện trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức khác),nguồn vay tư nhân(tín dụng từ các ngân hàng thương mại) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng của nó.


Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế, chính phủ( hoặc cơ quan đại diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có ưu điểm là có sự ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng cho vay lớn và thời hạn vay tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đã giành một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, đây là nguồn vốn có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, chiếm khoảng 25% tổng số vốn. Tuy vậy không phải khoản ODA nào cũng dễ dàng, nhất là loại vốn do các chính phủ cung cấp, nó thường gắn với những rằng buộc nào đó về chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả về quân sự.

Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn không có những rằng buộc như vốn ODA, tuy nhiên đây là loại vốn có thủ tục vay rất khắt khe, mức lãi suất cao, thời hạn trả nợ rất nghiêm ngặt.

Nhìn chung sử dụng hai loại vốn trên đều để lại cho nền kinh tế các nước đi vay gánh nặng nợ nần – một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng rõ rệt.
Về bản chất , FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên la nhà đầu tư và một bên khác là nước nhận đầu tư.

– Đối với nhà đầu tư:

Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới trình độ mà “mảnh đất” sản xuất kinh doanh truyền thống của họ đã trở nên chật hẹp đến mức cản trở khả năng hiệu quả của đầu tư , nơi mà ở đó nếu đầu tư vào thì họ sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn . Trong khi ở một số quốc gia khác lại xuất hiện nhiều lợi thế mà họ có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầu tư .Có thể nói đây chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình đầu tư vào nước khác.Hay nói cách khác ,việc tìm kiếm , theo đuổi lợi nhuận cao hơn và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất , là động cơ , là mục tiêu cơ bản xuyên suốt của các nhà đầu tư .Đầu tư ra nước ngoài là phương thức giải quyết có hiệu quả. Đây là loại hình mà bản thân nó rất có khả năng để thực hiện việc kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản phẩm” , “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” mà vẫn giữ được độc quyền kỹ thuật ,dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài mà không bị cản trở bởi các rào chắn.

Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của nước nhận đầu tư…Phải nói rằng,đầu tư trực tiếp nước ngoài là “lối thoát lý tưởng”trươc súc ép xảy ra “sự bùng nổ phá sản”do những mâu thuẫn tất yếu của quá trình phat triển. Ta nói nó là lý tưởng vì chính lối thoát này đã tạo cho các nhà đầu tư tiếp tục thu lợi và phát triển , có khi còn phát triển với tốc độ cao hơn. Thậm chí khi nước nhận đàu tư có sự thay đổi chính sách thay thế nhập khẩu sang chính sách hướng sang xuất khẩu thì nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư dưới dạng mở các chi nhánh sản xuất các bộ phận , phụ kiện …để xuất khẩu trở lại để phục vụ cho công ty mẹ , cũng như các thị trường mới …Đối với các nước đang phat triển , dưới con mắt của các nhà đầu tư , trong những năm gần đây các nước này đã có những sự cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế , trình độ và khả năng phát triển của người lao động, hệ thống luật pháp , dung lượng thị trường, một số nguồn tài nguyên … cũng như sự ổn định về chính trị… Những cải thiện này đã tạo sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư . Tước khi xảy ra khủng hoảng tài chính _tiền tệ , thế giới đánh giá Châu Á , và nhất là Đông Á và Đông Nam Á đang là khu vực xuất hiện nhiều nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng phát triển và có sức hút đáng kể đối với các nhà đầu tư.

Tóm lại :

Thực chất cơ bản bên trong của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tư ( vấn đề vốn , kỹ thuật , sản phẩm …;Khai thác các nguồn lực và xâm nhập thị trường của các nước nhận đầu tư ; Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích của các nước nhận đầu tư ; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các ý đồ kinh tế (hoặc phi kinh tế ) mà các hoạt đọng khác không thực hiện được.

– Đối với các nước nhận đầu tư :

Đây là những nước đang có một số lợi thế mà nó chưa có hoặc không có điều kiện để khai thác. Các nước nhận đầu tư thuộc loại này thường là các nước có nguồn tài nguyên tuơng đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và ít có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Số này phần lớn thuộc các nước phát triển.

– Các nước nhận đầu tư dạng khác đó là các nước phát triển, đây các nước có tiềm lực kinh tế cao, phần lớn là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài. Các nước này có đặc điểm là có cơ sở hạ tầng tốt, họ đă và đang tham gia có hiệu quả vào qúa trình phân công lao động quốc tế hoặc là thành viên của các tổ chức kinh tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ nhận đầu tư trong mối liên kết để giữ quyền chi phối kinh tế thế giới.

Nói chung, đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển cao hay thấp, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là do sự khéo léo “mời chào” hay do các nhà hay do các nhà đầu tư tự tìm đến mà có , thì đầu tư nước ngoài cũng thường có sự đóng góp nhất định đối với sự phát triển của họ. Ở những mức độ khác nhau , đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vài trò là nguồn vốn bổ sung là điều kiện quyết định ( thậm chí quyết định) theo sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh , hay một số ngành nghề , hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

Lịch sử phát triển trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của các nước nhận đầu tư là từ thái độ phản đối ( xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là công cụ cướp bóc đối với thuộc địa ) đến thái độ buộc phải chấp nhận và đến thái độ hoan nghênh …Trong điều kiện hiện nay , đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào , khuyến khích mãnh liệt đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
nguồn: dankinhte.vn

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Văn hóa là gì?


Theo chúng tôi, văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.


Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”[1]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người[2]. F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[3]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”[4]…

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[5]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[6]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống -cả vật chất, xã hội, tinh thần- của từng cộng đồng[7]; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[9]…

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa. Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.
nguồn: nhanhoc.hcmussh.edu.vn

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Định nghĩa về marketing

Có rất nhiều định nghĩa về Marketing nhưng chuẩn nhất vẫn là theo ngài Philip Kotler – Mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại định nghĩa thì Marketing :

Marketing là gì : Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Nguyên bản định nghĩa tiếng Anh Marketing là gì : “the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit”

                                  
Hãy xem 10 loại giá trị đó là gì?
Giá trị Lý tính cơ bản : Giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang cần.
Giá trị cấp bách, thời vụ, thời tiết, ngữ cảnh xã hội, cảm xúc trạng thái, Tò mò dùng thử : Giải quyết nhu cầu cấp bách
Giá trị niềm tin : Do thương hiệu đó làm tốt nhận diện và định vị khác biệt, Niềm tin về xuất xứ, về đòn bẩy do khách hàng cũ và các loại đòn bẩy khác
Giá trị cảm nhận , so sánh, muốn khám phá : Do giác quan và sản phẩm tương tự đem lại sự so sánh, ví dụ như bao bì đẹp, sang trọng, Nơi phân phối đẳng cấp, sản phẩm sờ chắc tay tinh xảo….
Giá trị cảm tính phe phái, bầy đàn, xếp phía : Được coi là loại xếp hạng nào (phân khúc)
Giá trị cảm tính giải quyết lo ngại, sự mất mát, đe dọa và sản phẩm sẽ đáp ứng được.
Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội.
Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng, triết lý sống : Thể hiện bản thân và sự tôn trọng, giá trị tinh thần, văn hóa, trách nhiệm xã hội….
Giá trị lý tính gia tăng : Quà tặng…
Giá trị liên tưởng gia tăng : Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu (Love mark), tình thân đồng loại, mối quan hệ …

Riêng các giá trị lý tính cơ bản thôi cũng được CHUNK DOWN ra hàng chục giá trị khác

+ Sự mới mẻ của sản phẩm (Lý tính độc đáo)
+ Tính hiệu quả (Giải quyết vấn đề tốt hơn)
+ Chuyên biệt hóa (Chuyên sâu hơn để giải quyết vấn đề)
+ Có khả năng thực hiện công việc nào đó độc đáo (Giải quyết vấn đề theo cách mới)
+ Giá cả khi so sánh (Có lợi để mua)
+ Giúp giảm chi phí (Làm khách hàng giảm chi phí giải quyết vấn đề sau khi dùng nó)
+ Giảm thiểu rủi ro (Làm khách hàng an toàn hơn bằng sự logic hiển nhiên)
+ Dễ tiếp cận, dễ sở hữu (Tiện lợi để sở hữu hơn)
+ Thuận tiện hơn cho khách (Giúp khách hàng thoải mái hơn khi sử dụng)

Quy trình Marketing của Kotler cũng đưa ra các bước : RSTPMMIC (Rồi sẽ Tự Phải Mò Mẫm I Chút)

Bước 1 : Research : Nghiên cứu thị trường
Bước 2 : Segmentation : Phân khúc khách hàng theo khả năng chi trả, họ ở đâu, lối sống, độ tuổi, giới tính…
Bước 3 : Target Market : Phân khúc xong thì chọn Thị trường mục tiêu : Khi nào, bao giờ , địa điểm, phương pháp phân phối…
Bước 4 : Positioning : Định vị thương hiệu/ phương pháp cạnh tranh khác biệt.
Bước 5 : Marketing Mix : bao gồm 4P hay 7P : Sản phẩm gì, Phân phối ra sao, Phương pháp định giá bán, Quảng bá truyền thông, Con người, Cơ sở vật chất, quy trình…
Bước 6 : Implementation : Thực thi tạo sản phẩm, phân phối, lập Media plan, thực thi marketing, truyền thông…
Bước 7 : Control : Kiểm soát KPI, chi phí marketing/ doanh thu

Về bản chất cơ bản của Marketing mix là 4P và các biến thể của nó

Product : Sản phẩm gì? Bao bì ra sao?
Price : Giá bao nhiêu?
Place : Phương pháp phân phối sản phẩm – Trade marketing
Promotion : Quảng bá hình ảnh, thương hiệu ra sao : Nhận diện, định vị, bán hàng…
People : Con người ra sao, nhân lực tay nghề cao, thái độ tốt, trách nhiệm thừa….
Process : Quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Phisical Evidents : Cơ sở vật chất đẹp, rộng, khang trang, độ phủ tốt…
nguồn: vinalink

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Thế nào là định tính và định lượng

1. Dữ liệu:
+ Dữ liệu định tính (thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc): loại dữ liệu này phản ánh tính chất, sự hơn kém, ta không tính được trị trung bình của dữ liệu dạng định tính. Một số ví dụ về dữ liệu định tính: giới tính: nam hay nữ; kết quả học tập của sinh viên: giỏi,khá, trung bình, yếu…
+ Dữ liệu định lượng (thang đo khoảng cách, thang đo tỉ lệ): loại dữ liệu này phản ánh mức độ, sự hơn kém và ta tính được giá trị trung bình. Nó thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình điều tra khảo sát, các con số này có thể ở dạng biến thiên liên tục hay rời rạc.

                            


2. Định nghĩa:
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập ở dạng định tính (ko thể đo lường bằng số lượng). Dữ liệu định tính là các dữ liệu trả lời cho các câu hỏi: thế nào? cái gì? tại sao?...
Ví dụ khi chúng ta cần biết thái độ của người tiêu dùng về một thương hiệu nào đó, chúng ta có thể hỏi những câu hỏi sau:
- Vì sao anh/chị thích dùng thương hiệu này?
- Đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu này là gì?
- Tại sao nó là đặc điểm nổi bật nhất?
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập ở dạng định lượng. Các dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép chúng ta đo lường chúng bằng số lượng. Dữ liệu định lượng là dữ liệu trả lời cho các câu hỏi: bao nhiêu? khi nào?...
Ví dụ chúng ta cần biết trung bình trong 1 tháng 1 người tiêu dùng sử dụng bao nhiêu hộp sữa, chúng ta có thể hỏi họ:
- Trung bình anh/chị tiêu dùng bao nhiêu hộp sữa trong một tháng?...


Theo tình hình hiện nay, Nghiên cứu thị trường chia thành các phương pháp phân tích định tính và định lượng. Ngày nay, liệu phương pháp định tính đã hết thời?
Gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính không mấy khả quan. Ông Peter Rossi (Trường Đại học Chicago-Mỹ) và Marco Vriens (Hãng Microsoft-Mỹ) đã chỉ ra: “Tỷ lệ trả lời [các câu hỏi phỏng vấn] thấp tới mức đáng ngại. Câu trả lời cho các bảng hỏi dài của nghiên cứu thị trường thường quá thiên lệch, bởi những “nhà chuyên nghiệp” giờ đây quá lạm dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt vấn đề”.


Có lẽ những lời nhận định trên đây lý giải phần nào cho một vài kinh nghiệm không mấy tốt đẹp mà các công ty Việt Nam đã gặp phải. Chẳng hạn như những nghiên cứu thị trường cho việc định giá máy tính cá nhân (laptop) lắp ráp ở Tp.HCM.


Sự quá tốn kém và thiếu tin cậy của những phân tích này khiến cho một số nhà kinh doanh đầy kinh nghiệm bị nản lòng. Những biểu đồ ngay ngắn, nhiều mầu sắc, với những lời nhận xét chung chung không giúp họ vạch ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể, có hiệu quả.


Một dòng nghiên cứu thị trường khác là các phương pháp định lượng, phổ biến mạnh nhất ở Mỹ. Dòng nghiên cứu này bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1970. Nhờ sự tiến bộ của các công cụ đo lường kinh tế (econometrics), nó cho phép phân tích và đánh giá tác động tâm lý của người tiêu dùng vào hành vi chi tiêu của họ. Để hình dung, hãy xét một ví dụ cụ thể.


Ai trong chúng ta đôi khi cũng phải ra một quyết định lớn như lập gia đình, xây nhà, hoặc mua xe ôtô. Khi đó, trong đầu bạn diễn ra những cân nhắc thiệt hơn của việc làm một quyết định lớn như vậy. Nếu ích lợi ròng của việc mua sắm đó là dương, thì bạn quyết định mua, và ngược lại.


Độ lớn của ích lợi ròng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, sở thích, v.v... Không ai có thể “đọc” được những phân tích thiệt hơn như vậy trong đầu bạn. Nhưng rõ ràng là các đại lý bán nhà đất hoặc xe hơi có thể quan sát được hành động của bạn. Tức là việc bạn quyết định mua hay không.


Quan trọng hơn, các quyết định đó bộc lộ ý nguyện tiềm ẩn trong đầu bạn, rằng nhu cầu mua sắm đó đã đủ chín muồi chưa để đi đến quyết định mua. Dựa vào quan hệ như vậy, đại lý bán xe hơi có thể dự đoán đuợc khả năng bạn sẽ mua xe (tức là mức độ chín muồi của quyết định như vậy), nếu như biết các dữ kiện về thu nhập, tình trạng gia đình và sở thích về sở hữu xe hơi của bạn.


Ví dụ nêu trên bao hàm 4 điểm quan trọng đáng được nhấn mạnh lại. Thứ nhất, phân tích định lượng kiểu như vậy tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý, và xã hội của các cá nhân đến hành vi tiêu dùng của họ.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, người làm nghiên cứu thị trường có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic, có độ “phân giải” cao, hàm ý rõ ràng.


Ở đây, ta thấy có sự giao lưu giữa phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu thị trường. Cả hai phương pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy thông tin về người tiêu dùng, hay nhà phân phối. Nhưng bảng hỏi của phương pháp định lượng thường ngắn hơn, cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa đựng lượng thông tin lớn nhất cho việc lý giải hành vi của đối tượng được nghiên cứu.


Sự lựa chọn các yếu tố mang thông tin đó không lệ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết về tâm lý học của người lập bảng hỏi. Nó được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế, đúc kết từ các tương tác trong kinh doanh của hàng triệu tác nhân trong bối cảnh tương tự với đối tượng được nghiên cứu. Trong kinh tế học, lý thuyết này được gọi là lý thuyết trò chơi.


Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập được, các phương pháp đo lường kinh tế cho phép đánh giá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có thể được sử dụng cho phân tích và dự báo.


Không ngạc nhiên là những kỹ thuật đo lường này cũng được sử dụng từ phân tích và dự báo thời tiết, cho đến việc xác định quỹ đạo của tên lửa bắn tới các hành tinh. Nếu nhìn một cách thuần tuý định tính, chúng ta có thể mô tả với một danh sách rất dài và phức tạp về các đặc trưng của một cơn bão. Nhưng dựa trên đo lường kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào những yếu tố khí tượng thủy văn thiết yếu nhất, ta có thể dự báo khá chính xác đường đi và vận tốc của cơn bão mà không một phân tích định tính nào có thể hy vọng làm được như vậy.


Cuối cùng, kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho ra những quyết định kinh doanh rất có lợi cho công ty, như là hệ quả trực tiếp của việc có được những thông tin đáng tin cậy về thị trường.
Theo TBKTSG

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Khái niệm lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.

Do vậy để nghiên cứu về xuất khẩu lao động trước hết cần phải tìm hiểu và làm rõ các khái niệm có liên quan:

– Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.


– Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể những nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).

– Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hoá sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị và giá trị sử dụng các hàng hoá khác, ngoài ra hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động sẽ trở nên cao hơn.

– Thị trường lao động: là nơi diễn ra quan hệ thương lượng về việc làm giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) theo nguyên tắc thỏa thuận về việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác bằng hình thức hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định. Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động. Về mặt thuật ngữ, “Thị trường lao động” thực chất phải được hiểu là “Thị trường sức lao động” để phù hợp với khái niệm của tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao động ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.

– Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.

Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng.

– Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng và ngược lại.

Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu dựa vào quan hệ cung – cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao động từ đod cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý. Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao.

Thị trường lao động nước ta hiện nay tuy đã hình thành song phạm vi còn nhỏ hẹp. Để phù hợp với sự phát triển quá nhanh của nguồn lao động trước hết thị trường lao động phải được mở rộng cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động có quyền bình đẳng, tự do tìm việc làm, thuê mướn lao động theo pháp luật.

– Xuất khẩu lao động: Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về xuất khẩu lao động. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông qua khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động.
nguồn: luanvanaz.com

Khái niệm giá trị là gì


Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà, một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người, hai là nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là để bán.

Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của can người ví dụ như: cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất. Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của cải ấy như thế nào. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.


Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá. Trong kinh tế hàng hóa. Giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Như vậy giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ như: một rìu trao đổi với 20 kg thóc. Tại sao rìu và thóc là hai giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau và tại sao lại trao đổi theo tỷ lệ 1 rìu = 20 kg thóc. Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi giữa chúng có một cơ sở chung. Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của rìu, cũng không phải thuộc tính tự nhiên của thóc. Song cái chung đó phải nằm ở cả rìu và thóc. Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, thì rìu và thóc đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra rìu và thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.

Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, 1 rìu đổi lấy 20 kg thóc, vì người ta cho rằng lao động hao phí để sản xuất ra một cái rìu bằng lao động hao phí sản xuất ra 20 kg thóc. Khi chủ rìu và chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra rìu bằng giá trị của 20 kg thóc.

Từ sự phân tích trên rút ra kết luận là giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa. Sản phẩm mà không chứa đựng lao động của con người thì không có giá trị. Không khí chẳng hạn, rất cần thiết cho con người, nhưng không có lao động con người kết tinh trong đó nên không có giá trị. Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt, nhưng sau nhờ có tiến bộ kỹ thuật làm giảm số lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn. Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá, giảm bớt số lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất hàng hoá. Như vậy có nghĩa là khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi. Giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị.

Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá trị. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá. Hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này.
Theo: dankinhte.vn

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Lời cảm ơn hay trong bài luận văn tốt nghiệp


Đây là một Lời cảm ơn xúc động trong bài viết luận văn tốt nghiệp , báo cáo thực tập tốt nghiệp, các bạn đọc tham khảo cho lời cảm ơn của mình nhé

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế – Trường Cao đẳng Bách Việt đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường cao đẳng Bách Việt, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Và em cũng xin chân thành cám ơn cô Dương Diễm Kiều đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Theo: baocaothuctap.net

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chuỗi cung ứng là gì- Giải đáp

Chuỗi cung ứng là gì
"Chuỗi cung ứng" (Supply Chain hay thường nhầm lẫn là Logistics) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.

Quản trị chuỗi cung ứng
“Quản trị chuỗi cung ứng" bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình vẽ dưới đây:

Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.
Vai trò của chuỗi cung ứng
“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.
Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?
Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?
Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.
Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng
Tuy còn non trẻ, nhưng hiện nay quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ.
Lĩnh vực này thực sự là một cơ hội cho các bạn tìm kiếm cơ hội để trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, nhà hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu…cho đến nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

Nguồn: mangthuvien.com

Thế nào là phát triền bền vững

Trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, các nhu cầu của con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn gần như không sao khắc phục được. Ví dụ, con người ta cần không khí sạch để thở nhưng đồng thời lại rất cần ô tô để đi lại, cần có củi để sưởi nhưng lại rất cần rừng để bảo vệ đất khỏi xói mòn và chống nước mặn xâm nhập hoặc các doanh nghiệp luôn cần sử dụng lao động với giá rẻ lại không có tiếng nói chung với những công nhân luôn cần được trả lương cao để có thể sống tốt hơn… Nếu mở rộng phạm vi ra một cộng đồng, một thành phố, một đất nước hay cả hành tinh này, điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia được công nghiệp hoá lại gây ra những trận mưa axít nguy hiểm cho các sông ngòi, hồ ao của các nước khác?


Vấn đề đặt ra là loài người sẽ quyết định ra sao nếu trong bản thân họ lại luôn có những nhu cầu đối lập, mâu thuẫn nhau? Nhu cầu của ai sẽ được đáp ứng? Của người giàu hay người nghèo? Của công dân nước mình hay những người di tản từ nước khác đến? Của dân đô thị hay nông thôn? Dân nước này hay nước khác? Của ta hay là hàng xóm? Môi trường hay doanh nghiệp? Thế hệ này hay thế hệ sau?… Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi phải thoả hiệp để cân bằng các nhu cầu đối lập nhau? Những người quan tâm đến phát triển cho rằng việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai luôn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà thế hệ hiện tại cân bằng các mục tiêu phát triển xã hội, kinh tế và môi trường. Sự cân bằng các nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường trong việc ra quyết định của một thế hệ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của các thế hệ tiếp theo.

Theo cách đặt vấn đề như vậy, việc ra đời một khái niệm mới, khắc phục sự phiến diện của “tăng trưởng kinh tế” hay “phát triển” là vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là phải đưa ra được một định nghĩa thật đơn giản về phát triển bền vững và một khuôn khổ các điều kiện tối thiểu để phát triển mang tính bền vững – những điều kiện mà sự tồn tại của chúng dựa trên cơ sở tồn tại bền vững của các nguồn dự trữ thiên nhiên theo thời gian. Nguồn dự trữ thiên nhiên ở đây là nguồn dự trữ của tất cả các nguồn lực tài nguyên môi trường và tự nhiên, từ dầu mỏ dưới lòng đất đến chất lượng đất và nước ngầm, từ nguồn dự trữ cá dưới đại dương đến khả năng của trái đất tái sinh và hấp thụ các-bon… Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào BVMT từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:

– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.

– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.

– Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.

– Về mặt kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

– Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân.

– Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.
nguồn: luanvanaz.com

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Mối quan hệ cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc với miền Nam

Trình bày nhiệm vụ, ṿị trí và mối quan hệ giữa Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc với Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam do Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III (9/1960) Đảng đã xác đ̣ịnh.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất cùng với cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền Nam một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra từ cuối năm 1959 và trở thành đồngkhởi từ đầu năm 1960
Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền Nam - Bắc nước ta đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Nhiệm vụ cách mạng ở hai miền tuy khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu chung là: thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc; đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Vì vậy, Báo cáo chính trị xác định: “Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.
Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền Nam - Bắc nước ta đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Nhiệm vụ cách mạng ở hai miền tuy khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu chung là: thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc; đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Vì vậy, Báo cáo chính trị xác định: “Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam có một ý nghĩa rất trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng do Đại hội vạch ra là ngọn đèn pha sáng ngời chiếu rọi con đường của nhân dân ta tiến tới chủ nghĩa xã hội, tiến tới thống nhất nước nhà, tiến tới một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Thế nào là tài sản cố định và phân loại tài sản cố định


I. Khái niệm
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.
Theo quy định hiện hành TSCĐ có giá trị từ 10 triệu trở lên, thời gian từ 1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính (203/2009/TT-BTC)


II. Phân loại

TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiện cho công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hình thành sẽ có 3 loại chủ yếu:
TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên một năm hoặc bằng một năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn… Do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn mực số 03 TS được ghi nhận là TSCĐ HH phỉa thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau:

+ Chắc chán thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

+ Nguyên giá phải được xác định 1 cách đáng tin cậy

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm

+ Có giá ảtị từ 10 triêu trở lên
TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng trên một năm như phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá…Theo chuẩn mực số 04 TS VH cũng phải thoả mãn 4 điều kiện như TS HH

Ví dụ: Lợi thế thương mại không phỉa là TS vô hình

Chú ý: Chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ Vô hình mà chúng được phân bổ dần cào chi phí kinh doanh trong kỳ trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi Dn bắt đầu hoạt động cho vào TK 242.


. TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn đầy đủ những điều kiện sau: - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại TS thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của TS thuê tại thời điểm mua lại và bên cho thuê phải chuyển quyền sở hữu TS đó.
Thời hạn cho thuê 1 loại TS quy định ít nhất phải = 60% thời gian cần thiết đê khấu hao TS thuê đó.
Tổng số 1 loại TS khi thuê ít nhất phải tương đương với giá của TS đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài chính nếu không thoả mãn các cquy định trên thì được coi là TSCĐ thuê hoạt động

Ví dụ: Bên A đi vay bên B để đi mmua ô tô mới của bên C nhưng không vay được tiền. Bên B đồng ý cho bên A vay tiền mua ô tô của bên C với điều kiện phỉa ký kết hợp đồng thuê tài chính. Lúc đó bên C sẽ viết hợp đồng cho bên B. Sau 1 thời gian sử dụng bên A có quyền được khấu hao như TSCĐ bình thường và khi bên A trả lãi được 60% giá trị TSCĐ thì bên B làm thủ tục chuyển giao TSCĐ đó cho bên A với điều kiện giá trị thấp hơn giá trị ban đầu -> Quy trình trên được gọi là thuê tài chính
nguồn: dayhoketoan.vn

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Khái niệm về nghiên cứu khoa học


Hệ thống tri thức bao gồm hai loại: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học:

– Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua những hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người và giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với nhau.
Tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm… các sự kiện, hoạt động sảy ra trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên.
                             

Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các giả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí nghiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng.
Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình (bao gồm sự phụ hợp về kiến thức, thời gian, tài lực … ).

Ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì công việc Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của sinh viên và giảng viên trong các trường Đại học. Ở Việt Nam chúng ta, Nghiên cứu khoa học còn “lạ lẫm” với đa số sinh viên. Tuy nhiên, có thể nói Nghiên cứu khoa học vừa là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của sinh viên.

Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teams word)…. bạn cũng sẽ có đựoc niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn đựoc cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!

Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..

Theo : luanvanaz

Cách tạo slide thuyết trình luận văn thạc sĩ


Cách tạo một slide thuyết trình luận văn thạc sĩ ấn tượng cho các bạn chuẩn bị bảo vệ trong thời gian sắp tới

1. Sử dụng tính năng Slide master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền.

2. Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.


3. Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn.

4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.

5. Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.

6. Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.

7. Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.

8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.

9. Giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút.

10. Học cách di chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide.

11. Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước.

12. Nếu có thể, xem trước slide của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả “giật mình”.

13. Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.

14. Tập luyện với người khác. Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.

15. Đừng có nhìn slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho khán giả, không phải cho người thuyết trình.

16. Đừng có nói với slide của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.

17. Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng.

18. Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.

Theo: luanvanaz

Hướng dẫn viết lời mở đầu trong báo cáo thực tập


Lời mở đầu là một phần thiết yếu trong quá trình làm luận văn, bởi đây là phần đầu tiên mà các thầy cô, hay tất cả mọi người đọc đầu tiên khi cầm vào bài luận văn của bạn, bởi vậy bạn nên chau chuốt để có một phần mở đầu sinh động nhưng vẫn tóm tắt đủ nội dung và ý nghĩa của bài luận.

Dịch vụ nhận làm luận văn, nhận làm luận văn thạc sĩ, viết thuê luận văn thạc sĩ, tiến sĩ xin được giới thiệu đến các bạn một số mẫu mở đầu có thể sử dụng trong bài luận văn.


Mẫu 1:
LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước như ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế có quyền tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tự chủ nhưng phải tuân theo qui định của pháp luật. Họ phải tự tính toán đảm bảo sao cho doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận và nâng cao lợi ích của doanh nghiệp. Tiền lương là khoản thù lao của nhân viên sẽ nhận đợc sau thời gian làm việc tại Công ty, và là một phần chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển được của công ty. Vì vậy hạch toán lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp nhằm xá định giá thành sản phẩm, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Cách thức hạch toán tiền lương ở mỗi doanh nghiệp khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau. Từ nhận thức này nên trong thời gian thực tập tại Công ty … em đã chọn đề tài “………” . Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty cùng với các anh chị trong phòng kế toán Công ty.
Bài luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty ….
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và tại Công ty ….
Bài viết này đã đươc hoàn thành dưới sự tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo …cùng với lãnh đạo và các anh chị tại phòng kế toán của Công ty …. Em xin chân thành cảm ơn!
nguồn: luanvanhay.com