Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Cách tạo slide thuyết trình luận văn thạc sĩ


Cách tạo một slide thuyết trình luận văn thạc sĩ ấn tượng cho các bạn chuẩn bị bảo vệ trong thời gian sắp tới

1. Sử dụng tính năng Slide master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền.

2. Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.


3. Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn.

4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.

5. Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.

6. Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.

7. Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.

8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.

9. Giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút.

10. Học cách di chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide.

11. Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước.

12. Nếu có thể, xem trước slide của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả “giật mình”.

13. Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.

14. Tập luyện với người khác. Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.

15. Đừng có nhìn slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho khán giả, không phải cho người thuyết trình.

16. Đừng có nói với slide của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.

17. Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng.

18. Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.

Theo: luanvanaz

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét